BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ MẦM NON

Tháng Mười Một 7, 2020 9:56 sáng

 

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰCTRƯỜNG MN NAM DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

 

                                                                 Nam Dương, ngày 20 tháng  9 năm 2020

 

                                              SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

 

Kính thưa toàn thể các bậc phụ huynh!

Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là một trong những giải pháp cần thiết nhất để giảm đi tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi ở trẻ em Việt Nam. Phụ huynh nên làm gì và như thế nào, để giúp bé nhà tăng cân, phát triển vóc dáng tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phụ huynh áp dụng đúng cách và đem lại hiệu quả tốt nhất trong sự cải thiện thể chất cho con em mình.

  1. Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân phổ biến ở các vùng nông thôn là từ việc nuôi dưỡng kém hoặc mẹ thiếu sữa, phải nuôi sữa ngoài nhưng không đủ điều kiện kinh tế để cung cấp đầy đủ chất cho con… Một nguyên nhân khác xuất phát từ việc kém hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ của các mẹ là cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng) cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm) mà không được bổ sung sự thiếu hụt từ sữa mẹ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Đôi khi, những hiểu biết sai lệch dẫn đến tình trạng kiêng khem, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra phải kể đến những bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

  1. Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Triệu chứng dễ nhận biết là trẻ có biểu hiện biếng ăn,ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Ngoài ra trẻ còn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,tiêu chảy… nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thường da xanh, trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. các bắp thịt mềm nhão.Đặc biệt, trẻ suy dinh dưỡng thường chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng…

  1. Để tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần:

– Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.

– Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

– Cho trẻ ǎn bổ sung  từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.

– Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

– Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt đẻ trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.

– Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

– Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

– Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không nên sinh con thứ ba.

Trên đây là một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thấp còi, nhẹ cân ở trẻ, việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, và chăm sóc bé yêu đúng cách là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chủ động nâng cao kiến thức nuôi dạy con, Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để biết cách giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

 

                  Người viết

                       PHT

 

 

Đoàn Thị Lan